Tư vấn luật lao động Archives - Xin giấy phép con https://xingiayphepcon.com/tu-van-luat-lao-dong Giấy Phép Con tại Oceanlaw Tue, 15 Nov 2022 10:03:46 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8 Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam https://xingiayphepcon.com/ho-so-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html https://xingiayphepcon.com/ho-so-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html#respond Tue, 18 Oct 2022 10:46:41 +0000 https://xingiayphepcon.com/?p=4136 Ngày 03 /02 /2016, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành vào ngày 01 / 04 /2016, thay thế nghị định 102/2013/NĐ-CP. Nghị định...

The post Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
Ngày 03 /02 /2016, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành vào ngày 01 / 04 /2016, thay thế nghị định 102/2013/NĐ-CP.

Nghị định 11 quy định chi tiết về việc cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Là một trong những vấn đề được sửa đổi nhiều nhất, hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Nghị định 11 được quy định như sau:

Thứ 1, đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • 02 ảnh mầu (4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật; hợp đồng lao động (hoặc văn bản cử sang làm hiện diện thương mại và văn bản chứng minh người lao động đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng đối với trường hợp di chuyển nội bộ) và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

Thứ 2, đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; và các  giấy tờ còn lại tương tự như mục 1 trên.

Thứ 3, đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động giống như cấp mới giấy phép lao động nhưng thay văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật là văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động đã được cấp.

Thứ 4, trường hợp người lao động nước ngoài ở các mục 1, 2 và 3 nêu trên đã được cấp giấy phép lao động theo quy định trong Nghị định số 102/2013/NĐ-CP thì phải có văn bản chứng minh là các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hay lao động kỹ thuật.

The post Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
https://xingiayphepcon.com/ho-so-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html/feed 0
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động https://xingiayphepcon.com/xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-lao-dong.html https://xingiayphepcon.com/xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-lao-dong.html#respond Wed, 12 Oct 2016 07:42:04 +0000 https://xingiayphepcon.com/?p=4134 Ngày 07 /10 /2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 /8 /2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi...

The post Xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
Ngày 07 /10 /2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 /8 /2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định có hiệu lực vào ngày 25 /11 /2015. Sau đây là những nội dung chính về Nghị định.

Thứ nhất, bổ sung quy định xử phạt đối vi phạm về đóng kinh phí công đoàn

Nghị Định 88 bổ sung thêm nội dung xử phạt đối với các hành vi (1) Chậm đóng kinh phí công đoàn; (2) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; (3) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi có những hành vi này thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Trong trường hợp NSDLĐ không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng phải đóng thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Thứ hai, bổ sung quy định xử phạt với vi phạm về tuyển, quản lý lao động

Theo Nghị định, 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng sẽ là mức phạt đối với NSDLĐ khi thu tiền của NLĐ tham gia tuyển lao động; không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của NLĐ hoặc thông báo không đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định; không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.

Ngoài ra, nếu NSDLĐ có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ ba, tăng mức phạt tiền đối với một số vi phạm

So với Nghị Định 95, Nghị định 88 đã tăng mức phạt lên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NSDLĐ không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ; không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 15 ngày, từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội; trong khi theo quy định hiện hành, mức phạt này được quy định là từ 200.000 đồng – 500.000 đồng.

NSDLĐ vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động với từ 01 đến 10 NLĐ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong khi hiện nay tại Nghị Định 95, mức phạt này từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ tư, bổ sung quy định xử phạt tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo Nghị Định 88, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sử dụng người lao động (NLĐ) Việt Nam nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình tuyển dụng, sử dụng NLĐ Việt Nam theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Khi sử dụng NLĐ Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trên không thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ năm, bổ sung quy định xử phạt với vi phạm về tiền lương và thời giờ làm việc

Theo Nghị Định 88, quy định xử phạt NSDLĐ được bổ sung đối với hành vi trả lương không đúng quy định cho NLĐ khi tạm thời chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, tạm đình chỉ công việc, đình công và những ngày chưa nghỉ hàng năm; không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia các loại bảo hiểm kể trên.

Đối với những vi phạm về thời giờ làm việc, việc NSDLĐ không rút ngắn thời giờ làm việc đối với những NLĐ trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định hay không thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ tới 300 giờ trong một năm sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng tới 5.000.000 đồng.

The post Xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
https://xingiayphepcon.com/xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-lao-dong.html/feed 0
Tiền đặt cọc khi xuất khẩu lao động không trả lại https://xingiayphepcon.com/tien-dat-coc-khi-xuat-khau-lao-dong-khong-tra-lai.html https://xingiayphepcon.com/tien-dat-coc-khi-xuat-khau-lao-dong-khong-tra-lai.html#respond Tue, 11 Oct 2016 09:34:15 +0000 https://xingiayphepcon.com/?p=4052 Tiền đặt cọc khi xuất khẩu lao động không trả lại Câu hỏi: Tôi bị công ty xuất khẩu lao động thu 3000$ tiền cọc không trả lại. Giờ tôi không biết làm thế làm có thể đòi lại được số tiền đó, hiện tôi đang rất hoang mang. Mong quý luật sư tư vấn...

The post Tiền đặt cọc khi xuất khẩu lao động không trả lại appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
Tiền đặt cọc khi xuất khẩu lao động không trả lại

Câu hỏi: Tôi bị công ty xuất khẩu lao động thu 3000$ tiền cọc không trả lại. Giờ tôi không biết làm thế làm có thể đòi lại được số tiền đó, hiện tôi đang rất hoang mang. Mong quý luật sư tư vấn và giúp đỡ tôi.

Trả lời: Trong trường hợp giữa bạn và công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản không thực hiện giao kết, thì hậu quả pháp lý mà bạn buộc phải gánh chịu quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự như sau: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tức là khoản tiền 3000$ nếu không có thỏa thuận/HĐ đặt cọc bạn sẽ không thể truy đòi được.

Trường hợp giữa  bạn và công ty xuất khẩu lao động có thỏa thuận đặt cọc mà 2 bên không thể tiến tới hợp đồng chính thức mà phía công ty xuất khẩu lao động không bồi hoàn lại số tiền đặt cọc theo như thỏa thuận đặt cọc thì bạn có thể khởi kiện đòi lại số tiền đặt cọc và đòi bồi thường. Nội dung của đơn khởi kiện được quy định rõ tại điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự (có thể tham khảo)

Tuy nhiên,  tùy theo quy định trong hợp đồng đặt cọc mà bạn có thể/không thể đòi lại được số tiền đặt cọc, bởi lẽ HĐ đặt cọc nếu do Bên nhận đặt cọc soạn thảo thì thường sẽ có rất nhiều bất lợi cho bên Đặt cọc. Bạn cần xem kỹ các điều khoản quy định về trường hợp không tiến tới được việc kí kết Hợp đồng chính thức thì “Khoản tiền đặt cọc” sẽ được 2 bên thỏa thuận xử lý như thế nào, quy định trong Thỏa thuận/Hợp đồng đặt cọc chính là cơ sở pháp lý quan trọng để đòi lại số tiền của mình.

Trên đây là những thông tin mà Oceanlaw cung cấp cho bạn, để hiểu hơn về vấn đề và xử lý vấn đề nhanh chóng hơn bạn hãy liên hệ tới Oceanlaw để được tư vấn và giải đáp.

The post Tiền đặt cọc khi xuất khẩu lao động không trả lại appeared first on Xin giấy phép con.

]]>
https://xingiayphepcon.com/tien-dat-coc-khi-xuat-khau-lao-dong-khong-tra-lai.html/feed 0