Hỗ trợ trực tuyến

Việt kiều muốn kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Việt kiều muốn kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Tôi là người gốc Việt Nam, có quốc tịch Nhật, không còn quốc tịch Việt Nam nữa. Nay tôi đến tuổi về hưu, tôi muốn về Việt Nam sinh sống. Tôi muốn mua một khách sạn nhỏ để kinh doanh những ngày cuối đời ở Việt Nam. Tôi không muốn bỏ quốc tịch Nhật và nhập lại quốc tịch Việt Nam, bởi tôi muốn được tiếp tục nhận tiền hưu của chính phủ Nhật. Vậy, tôi cần phải làm những gì?

Trả lời:

Vấn đề mà Bác quan tâm có liên quan đến luật điều chỉnh là Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ 1/7/2015 và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

Bác hiện đang mang quốc tịch Nhật, và lại không muốn hồi tịch Việt Nam – tức là nhập lại quốc tịch Việt Nam, nên theo luật pháp Việt Nam, thì Bác thuộc đối tượng là người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam. Do đó, việc Bác muốn về Việt Nam sống và thực hiện việc kinh doanh khách sạn, dù lớn hay nhỏ, sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật dành cho người nước ngoài gốc Việt.

Như Bác nói thì Bác muốn mua một khách sạn nhỏ để kinh doanh. Như vậy, Bác cần nắm được quy định về việc sở hữu nhà vào mục đích kinh doanh khách sạn và quy định về việc kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Kinh doanh khách sạn tại việt nam

Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài – gọi tắt là Việt Kiều được sở hữu nhà tại Việt Nam. Do Bác không muốn hồi tịch, nên Bác sẽ sử dụng hộ chiếu nước ngoài (Nhật). Vì vậy, Bác cần chú ý quy định sau đây để chứng minh Bác là đối tượng được sở hữu Nhà tại Việt Nam:

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đến thời điểm Bác dự kiến trở về Việt Nam sinh sống, Bác cần tìm hiểu quy định về việc nhập cảnh của Việt Kiều vào Việt Nam có hiệu lực áp dụng tại thời điểm đó để tuân thủ.

Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99 năm 2015 quy định quyền của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là được sử dụng nhà vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm.

Như Bác nêu thì Bác dự kiến sẽ mua một khách sạn nhỏ để kinh doanh. Vì vậy, Bác nên mua lại một khách sạn nhỏ đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để tiếp tục kinh doanh thì sẽ là thuận lợi nhất. Bác chỉ cần thực hiện thủ tục sang tên Bác từ người bán là xong.

Nhưng, tại thời điểm mua bán ấy, Bác nên có luật sư sẽ hỗ trợ để giúp Bác kiểm tra xem khách sạn đó đã đáp ứng đầy đủ hết các điều kiện kinh doanh khách sạn trong thời điểm Bác mua hay chưa, điều kiện về mặt giấy phép, điều kiện về cơ sở vật chất… để đảm bảo hoạt động kinh doanh khách sạn mà Bác sẽ thực hiện đúng với pháp luật Việt Nam.

Trên đây là những thông tin tư vấn mà Oceanlaw cung cấp, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Xin giấy phép con. Thiết kế Website bởi VietMoz.
Contact Me on Zalo
0904 445 449