Theo nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật vệ sinh an toàn thực phẩm: Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và đánh giá sản phẩm của mình.
Các thủ tục công bố thực phẩm không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp mới hoạt động, doanh nghiệp còn vướng mắc các thủ tục hồ sơ liên quan tới nhà nước liên hệ ngay đến Oceanlaw để được tư vấn hỗ trợ miễn phí!
1. Các loại thực phẩm cần được công bố tiêu chuẩn chất lượng:
- Phụ gia sản phẩm;
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Chất hỗ trợ chế biến sản phẩm;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc với thực phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân phải công bố thực phẩm:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
- Đại diện công ty nước ngoài có đưa ra sản phẩm thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.
3. Thủ tục công bố thực phẩm:
- Thương nhân công bố tiêu chuẩn bằng “Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm” kèm theo Bản tiêu chuẩn cơ sở.
- Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm). Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.
- Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu trên nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.
- Thương nhân gia hạn lại số chứng nhận sau 03 năm kể từ ngày được ký cấp số chứng nhận hoặc gia hạn.
4. Hồ sơ công bố thực phẩm:
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (theo mẫu).
- Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu) (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (theo mẫu).
- Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân hoặc ký tên ghi rõ họ tên nếu thương nhân không có dấu).
- Mẫu có gắn nhãn sản phẩm.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố) do Phòng kiểm nghiệm được công nhận cấp (hoặc Phòng kiểm nghiệm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định).Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.
- Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc (bản sao) (đối với các sản phẩm thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao).
- Bản sao giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
- Đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn góc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
- Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận.
5. Đối với thực phẩm nhập khẩu:
- Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nước ngoài;
- Tiêu chuẩn sản phẩm (Product Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập từ nước xuất xứ;
- Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có);
- Nhãn sản phẩm;
- Mẫu có gắn nhãn.
6. Thực phẩm đặc biệt:
- Thực phẩm là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.
- Thực phẩm dinh dưỡng y học: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về chức năng đó.
- Thực phẩm dinh dưỡng qua ống xông: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về an toàn trong sử dụng cho ăn qua ống xông và hiệu quả đối với sức khoẻ đối tượng được chỉ định.
- Thực phẩm chức năng: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn thực phẩm.
7. Dịch vụ công bố thực phẩm tại Oceanlaw:
Oceanlaw là đối tác công bố các loại thực phẩm nhập khẩu như: thực phẩm chức năng, thực phẩm thường nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sử dụng dịch vụ của Oceanlaw bạn sẽ được hưởng những ưu đãi miễn phí như:
- Tư vấn các bước đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm;
- Hoàn thiện hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ý kiến bạn đọc (0)