Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng là một trong những thủ tục bắt buộc cần phải làm trước khi lưu thông các sản phẩm thực phẩm chức năng ra ngoài thị trường.
Tuy nhiên đối với nhiều đơn vị, doanh nghiệp thì vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa có nhiều thông tin tham khảo nên bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn khái quát về vấn đề công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng. Hãy cùng tham khảo để có được những kế hoạch cụ thể cho doanh nghiệp của mình nhé.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng là gì?
Công bố thực phẩm chức năng hay công bố chất lượng không những là điều kiện pháp lý cần và đủ để 1 sản phẩm thực phẩm chức năng của doanh nghiệp được lưu thông ra thị trường mà thủ tục này còn nhằm nâng cao uy tín và lòng tin của Quý khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình làm ra.
Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm sẽ tương ứng là những cơ quan quản lý nhà nước khác nhau tiếp nhận hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cho các doanh nghiệp. Căn cứ những quy định của pháp luật việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm chức năng thực hiện ở một số hình thức khác nhau:
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (hay tiêu chuẩn cơ sở);
- Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
- Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường chất lượng.
Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng:
1. Kiểm nghiệm :
Hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu sử dụng để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để có thể tiến hành lưu thông trên thị trường cần thông qua những quy trình về kiểm nghiệm bắt buộc. Do vậy mà tùy thuộc từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm mà có những sự khác nhau.
2. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng:
Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả những sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xuất công nghiệp.
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành ra ngoài thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm được xem như là cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ đã cung cấp
3. Chứng nhận sản phẩm:
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế… (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang tới cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm họ đang sử dụng phù hợp với 1 tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua quá trình đánh giá tổng thể gồm có thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Oceanlaw:
Khi sử dụng dịch vụ của Oceanlaw, Quý khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn toàn diện về các vấn đề pháp lý và về các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến quy trình công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng.
- Tư vấn chi tiết về khả năng hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung để có thể hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu không chính xác và chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu của pháp luật hiện hành.
- Xây dựng các chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm.
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng để tiến hành đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
- Đại diện cho doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng lệ phí công bố tại Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế.
- Theo dõi sát quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận sau đó gửi cho khách hàng.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Oceanlaw về vấn đề công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng, để biết thêm chi tiết hãy liên hệ…;
Xem thêm: https://xingiayphepcon.com/ho-so-cong-bo-chat-luong-thuc-pham-chuc-nang.html
Ý kiến bạn đọc (0)