Quảng cáo thực phẩm là một trong những công cụ xúc tiến bán nhằm tăng doanh thu và số lượng hàng bán ra. Ngoài ra, sử dụng hình thức quảng cáo qua: báo chí, truyền thông… sẽ giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu của nhà sản xuất.
Căn cứ theo luật quảng cáo 2012 và nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các thực phẩm đều bắt buộc các doanh nghiệp phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sản phẩm thực phẩm:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phiếu công bố thực phẩm được các cơ quan thẩm quyền xác nhận và ban hành;
- Mẫu sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn;
- Maket nội dung dự kiến quảng cáo;
- Kịch bản và nội dung quảng cáo.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm:
- Cục an toàn thực phẩm cấp giấy phép các loại thực phẩm chức năng và các loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cấp giấy phép quảng cáo cho các ngành y tế, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng thực phẩm…
Những sản phẩm không xin được cấp phép quảng cáo thực phẩm:
Căn cứ theo điều 7 của luật quảng cáo thực phẩm thì những sản phẩm sau không được phép Quảng cáo:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thuốc lá;
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực;
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Tham khảo thêm: Xin giấy phép quảng cáo thiết bị y tế
Ý kiến bạn đọc (0)