Công ty luật Oceanlaw xin chia sẻ với quy doanh nghiệp về quy trình công bố thực phẩm chức năng. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hình dung nó một cách chính xác về quy trình công bố mà mình còn đang thắc mắc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Điều kiện để thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng
1.1 Điều kiện của cơ sở
- Tổ chức thực hiện thủ tục công bố phải có đăng ký kinh doanh, có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải đảm bảo đạt cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể phải có một trong các chứng nhận sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP)
1.2 Điều kiện của sản phẩm
- Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu từ nước ngoài phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế do cơ quan nước xuất khẩu cấp để đảm bảo sản phẩm được lưu hành tự do tại thị trường nước xuất khẩu.
- Sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
2. Quy định trong công bố thực phẩm chức năng

- Khi có ý định công bố thực phẩm chức năng, các tổ chức, cá nhân cần phải nắm rõ các quy định của Nhà nước để hạn chế sai sót, ảnh hưởng đến tiến độ công bố và hoạt động kinh doanh. Những quy định quan trọng bạn phải biết đó là:
2.1 Đối tượng thực hiện thủ tục
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến hoặc nhập khẩu chức năng từ nước ngoài về để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
2.2 Cơ quan có thẩm quyền
- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế chính là cơ quan nhà nước tiếp nhận, thẩm định và quyết định công bố thực phẩm chức năng.
2.3 Cách nộp hồ sơ
- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo yêu cầu để công bố, các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục an toàn thực phẩm theo quy định một cửa.
2.4 Các văn bản pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm,
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2.5 Số lượng hồ sơ
- 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy và 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.
2.6 Thời hạn thực giải quyết
- Theo thông tin nhận được từ Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm, thời hạn giải quyết công bố thực phẩm chức năng kéo dài trong vòng 7 ngày làm việc. Trường hợp tài liệu cung cấp thiếu hoặc không chính xác sẽ kéo dài thêm.
2.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Sau khi đã thẩm định và chấp thuận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, Bộ y tế sẽ trả lại kết quả dưới dạng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2.8 Trả phí lệ phí
- Đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, lệ phí là 150.000đ/sản phẩm.
Tạm kết
Trên đây là quy trình công bố thực phẩm chức năng mà Nam Phong muốn chia sẻ với quý doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc về quy trình bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Các chuyên viên sẽ “gỡ rối” cho bạn tức thời.
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449
Ý kiến bạn đọc (0)