Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong nước là vấn đề thu hút luôn được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã xây dựng và khẳng định uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, công nhận và thực thi quyền đối với những loại nhãn hiệu nổi tiếng là vấn đề pháp lý và thực tiễn phức tạp đối với cơ quan chức năng.
Do đó, trong nhiều năm qua, mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định tuy nhiên trên thực tế Việt Nam vẫn chưa tìm được 1 cơ chế phù hợp để hiện thực hoá các quy định pháp lý đó, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Mỗi một nhãn hiệu chỉ được dùng cho sản phẩm, dịch vụ nhất định và chỉ thuộc về người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì thế, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu thuộc vào các trường hợp dưới đây:
- Đã thuộc quyền của người khác.
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký.
- Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình anh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể (1 bản)
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Tờ khai) làm theo mẫu quy định (3 bản);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng (được thừa kế, chuyển nhượng) quyền nộp đơn (1 bản);
- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp (1 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (15 nhãn); Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …) có công chứng (1 bản).
- Chứng từ nộp phí nộp đơn (1 bản).
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan chức năng là: Cục Sở hữu Trí tuệ, số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Để hiểu thêm về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp tới luật Oceanlaw để được tư vấn và giải đáp những vướng mắc đó.
Tham khảo thêm:
Ý kiến bạn đọc (0)