Hỗ trợ trực tuyến

Tổng hợp một số câu hỏi về luật doanh nghiệp

Hỏi – đáp Doanh nghiệp: Tổng hợp một số câu hỏi về luật doanh nghiệp

1) Chuyển đổi giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn:

Hỏi: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, trong quá trình hoạt động có được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại không?

Đáp:

Khoản 1 Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.

một số câu hỏi về luật doanh nghiệp

2) Trường hợp nào doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Hỏi: Trường hợp nào doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh?

Đáp:

Tại khoản 2 Điều 165 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp đó là:
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
    • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
    • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
    • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
    • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
    • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

– Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
– Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;
– Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

3) Giải thể doanh nghiệp tại Oceanlaw:

Hỏi: Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào?

Đáp:

Theo quy định Điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2005: doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

4) Pháp luật quy định thủ tục sáp nhập công ty:

Hỏi: Theo quy định của pháp luật thì một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác, vậy pháp luật quy định thủ tục sáp nhập công ty như thế nào?

Đáp:

Khoản 2 Điều 153 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định thủ tục sáp nhập một hoặc một số công ty cùng loại sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập được quy định như sau:

– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập;

– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này.

  • Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;

– Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Xin giấy phép con. Thiết kế Website bởi VietMoz.
Contact Me on Zalo
0904 445 449